Ở Việt Nam, đặc biệt tại Sàigòn, không khí quá ô nhiễm khiến cho ta dễ bị viêm họng, ho, sổ mũi. Đó chỉ do khói bụi hay siêu vi, không thuốc nào chữa khỏi được, xúc miệng bằng nước muối là hay nhất ( thuốc tiên trời cho ). Các bác sĩ thiếu lương tâm cũng biết như thế, nhưng vì trục lợi vẫn bán cho bệnh nhân thật nhiều loại thuốc mắc tiền uống vào chỉ có hại thêm.
Nữ tài tử Julie Andrew, vai chính trong bộ phim The Sound of Music ( Giai điệu hạnh phúc ) sau khi cắt amidal ( tiếng Anh là tonsillitis ) vào năm 1997 đã mất luôn giọng hát. Các bác sĩ hay thực hiện cắt amidal chỉ để lấy tiền của người bị sưng amidal ( không phải là một căn bệnh ) mà còn làm hại đến khả năng phát âm hay hát của họ.
Khi theo dõi chương trình Solo cùng Bolero 2015 của Truyền Hình Vĩnh Long, tôi thấy có một số thí sinh phát biểu sau khi cắt amidal họ bị mất luôn giọng hát, thật đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết về phía họ và thiếu lương tâm về phía các bác sĩ này.
Do quảng cáo lan tràn, người dân bị lừa gạt tốn tiền mua các sản phẩm không những là vô ích mà còn có hại nữa. Có khi còn tiếp tay trong việc lường gạt người khác.
( Trích ) Con số nạn nhân bị Liên Kết Việt lừa đảo đã tăng lên hơn 60.000 với tổng số tiền lớn hơn 1.900 tỉ đồng. Trùm lừa Lê Xuân Giang, luôn xuất hiện trong trang phục Đại Tá Quân Đội, và đồng bọn đã sử dụng khoảng hơn 1.100 tỉ đồng để trả hoa hồng, số còn lại sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân. Đa phần các nạn nhân đã huy động tiền của bạn bè, người thân nộp cho LKV để hưởng hoa hồng.
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/290872/lien-ket-viet-dai-ta-giang-xai-sach-nui-tien-lua-dao.html
Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra dầu gội đầu ( shampoo ), sữa tắm ( body wash ) chẳng tốt hơn gì xà bông thông thường. Riêng từ “sữa tắm” đúng là loạn ngôn vì trên thế giới chẳng ai gọi đây là “sữa” cả. Các loại “sâm” không hề có lợi gì cho sức khỏe. Không có loại thuốc nào giúp tóc mọc hay làm cho tóc bạc thành đen. Chụp nhũ ảnh ( mammograms ) để khám phá ung thư vú còn gia tăng nguy cơ gây nên ung thư vú cho phụ nữ.
Theo tạp chí Y Khoa Hoa Kỳ vào ngày 23.7.2015, hóa trị liệu ( chemotherapy ) cho bệnh nhân ung thư vào giai đoạn cuối chẳng giúp ích gì cho việc điều trị mà còn khiến cho họ bị khốn khổ hơn trước khi chết.
http://media.jamanetwork.com/news-item/chemotherapy-and-quality-of-life-at-the-end-of-life/
Vào khoảng năm 1985 riêng tại Sàigòn có 166 cháu bé tử vong vì dùng phấn rôm giả. Nhưng phấn rôm chính hãng cũng độc hại không kém.
Bồi thẩm đoàn tiểu bang Missouri buộc công ty Johnson & Johnson bồi thường 72 triệu USD cho gia đình của một phụ nữ chết vì bệnh ung thu buồng trứng có liên quan với bột phấn nhi đồng nhãn hiệu Baby Powder và Shower to Shower. Nạn nhân là bà Jacqueline Fox. Johnson & Johnson bị tố cáo không báo động khách hàng về cơ nguy phát bệnh ung thư. Bang Missouri nhận 1.000 đơn kiện và 200 đơn kiện khác tại bang New Jersey. Bà Fox sinh sống tại Birmingham ( Alabama ) dùng các sản phẩm kể trên vì nhu cầu vệ sinh trong hơn 35 năm và đuợc chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng ba năm qua – bà qua đời tháng 10 năm 2015 ở tuổi 62. Tổ luật sư của gia đình Fox cho hay: sau ba ngày xét xử, bồi thẩm đoàn nghị án trong 4 giờ, nhận thấy nhà sản xuất lừa dối và tắc trách, tuy biết cơ nguy gây ung thư từ thập niên 1980.
( Trích ) Tại Việt Nam, bệnh tâm thần gồm có nghiện rượu bia, trầm cảm, bồn chồn chiếm 1/6 số người bị các chứng bệnh, cao hơn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới. Nhưng số y bác sĩ, nhân viên y tế về tâm thần lại thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Vào năm 2011, Việt Nam xếp thứ 144 trên phương diện chăm sóc sức khỏe tâm thần, cứ 100.000 người dân mới có 1,7 bác sĩ tâm lý và 11,5 nhân viên tâm lý.
Thuốc tâm thần không giống như kháng sinh dùng một đợt, sau khi khỏi là dừng, mà phải dùng trọn đời, bác sĩ Vũ Công Nguyên cho biết. “Đứng trên góc độ quyền lợi của người bệnh và bác sĩ dự phòng, thì tôi có quan điểm chỉ dùng thuốc khi nào không còn con đường nào khác. Một ví dụ về tình trạng thiếu bác sĩ ngành tâm thần là khóa trường Y năm 1993, có 270 bác sĩ ra trường nhưng không ai học về tâm thần. Thu nhập của ngành tâm thần thấp hơn rất nhiều so với khoa sản, khoa ngoại, khoa nhi, hay răng hàm mặt. Bác sĩ tâm thần gần như không có thu nhập gì thêm ngoài kinh phí của nhà nước, nghèo nhất, và đã bị kỳ thị ngay cả trong ngành Y. Nhiều người không muốn học chuyên khoa Tâm Thần trừ khi bị ép. Chẳng hạn sau khi học đa khoa và về bệnh viện làm, nhưng vì khoa Tâm Thần thiếu bác sĩ nên bị/được phân công và không thể từ chối. Lúc đó mới học chuyên khoa để trở thành bác sĩ tâm thần.”
Tình trạng kỳ thị với người tâm thần vẫn còn rất nặng nề, nhiều gia đình tìm cách gửi người bệnh vào các trung tâm tâm thần, không muốn giữ ở nhà vì sợ anh chị em người đó khó lập gia đình.
Chương trình sức khỏe tâm thần của Bộ Y Tế hiện đang bị cắt giảm nhiều. Viện Tâm Thần Trung Ương năm ngoài bị cắt 60% kinh phí và sẽ còn bị cắt tiếp. Chương trình quốc gia mà còn bị như vậy, khi Việt Nam trở thành nước có kinh tế trung bình thì tài trợ của các nước sẽ càng ngày càng giảm đi.
“Kiểm soát trầm cảm dựa vào cộng đồng tại Việt Nam” là dự án có tổng trị giá 2 triệu đôla Canada được Grand Challenges Canada tài trợ.
( http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160127_vietnam_mental_health )
NGUYỄN TRUNG ghi chép