CHỨNG TÁ YÊU THƯƠNG

Mahatma Gandhi ( 1869 – 1948 )

Mahatma Gandhi

TUỔI THƠ VÀ NIÊN THIẾU

Gandhi sinh ngày 2.10.1869, tại Porbandar. Mohandas ( hoặc Mohan ) là con út trong 3 người con trai của ông bà Putlibai và Karamchand Gandhi. Ông Karamchand Gandhi làm thủ tướng liên tiếp trong ba bang Kathiawar. Ông là người thẳng thắn và chân chính như thép, nổi tiếng là người kiên định và trung nghĩa. Ngôi nhà nhỏ nơi Gandhi sinh ra, ngày nay là “Kirti Mandir”.

Putlibai là một người phụ nữ Ấn Độ truyền thống, tận tụy cho gia đình và việc nội trợ, rất sùng đạo và nhiệm nhặt khắc khổ. Những đức tính này đã để lại ấn tượng sâu sắc nơi chàng trai trẻ Gandhi. Những năm tiểu học ở Porbandar, rồi tại trường trung học Albert, ở Rajkot, Gandhi không tỏ ra đặc biệt xuất sắc, không chơi các môn thể thao, ít kết bạn. Gandhi cũng không đọc gì nhiều ngoài những sách học, nhưng rất kính trọng thầy giáo. Năm 13 tuổi, kết hôn với Kastruba, gần như là trò đùa, nhưng Gandhi khởi sự như một người chồng cả ghen và chiếm hữu. Anh muốn làm cho cô vợ thất học của mình trở trên một bà vợ lý tưởng.

Người mà anh gắn bó nhất là anh cả Laxmidas. Khi thân phụ qua đời, chính Laxmidas đã giúp dạy dỗ Gandhi và gửi Gandhi sang Anh Quốc học ngành Luật. Bà mẹ Putlibai chỉ đồng ý để Gandhi đi nước ngoài học, sau khi đã bắt ông thề hứa sẽ sống cuộc đời đơn sơ và theo đẳng cấp. Nhưng chỉ sau một thời gian, Gandhi đã bị cám dỗ thích nghi với y phục và các lối sống người Anh. Tuy vậy, chỉ ít lâu sau, Gandhi tìm lại sự đơn giản. Ban đầu chỉ là người ăn chay theo truyền thống, chẳng bao lâu ông trở thành người ăn chay trường vì xác tín.

ĐẤU TRANH BẰNG KHÁNG CỰ THỤ ĐỘNG

Gandhi bắt đầu hoạt động chính trị với việc gia nhập và hoạt động tích cực trong Hội Ăn Chay London. Ông trở thành luật sư năm 1891. Năm 1893, Gandhi đi Nam Phi để biện hộ cho một vụ kiện. Nhưng sau khi xong việc, ông đã ở lại đó 21 năm, đấu tranh cho quyền lợi người Ấn Độ và bảo vệ các công nhân hợp đồng trước toà, chống lại sự kỳ thị. Trong cuộc chiến với người Boer và sự nổi dậy của người Zulu, ông đã được tặng thưởng huy chương vì công trạng và sự cống hiến.

Gandhi thành lập Đảng Quốc Đại Ấn Độ Natal ( Natal India Congress ) vào năm 1894, theo đường lối tương tự như Đảng Quốc Đại và về sau Ủy Ban Anh-Ấn ở Transvaal đấu tranh chống lại sự hạn chế người An trong buôn bán, trong hoạt động phong trào và cư trú. Sự đấu tranh bằng kháng cự thụ động đã được rút tiả lâu dài công phu. Hàng ngàn người đấu tranh thụ động chịu tù đày, mất tài sản, việc làm. Trang trại Tolstoy do Gandhi lập ra trở thành nơi tiếp nhận những gia đình đấu tranh thụ động. Họ làm vườn, trồng cây ăn trái, làm các đồ thủ công đơn giản và coi một trường học.

CUỘC DIỄU HÀNH VĨ ĐẠI

Gokhale đã thăm Nam Phi vào năm 1892 và trực tiếp tìm hiểu những khó khăn của người Ấn-độ. Ông đã gặp các nhà cầm quyền, nhưng những lời hứa chẳng được chính quyền sở tại tôn trọng. Tháng 11.1913, Gandhi dẫn đầu “Cuộc Diễu Hành Vĩ Đại ”từ Natal tới Transvaal, thách thức luật pháp. Sau Gandhi, lần lượt Polka và Kallenbach bị bắt và tống giam. Phụ nữ cũng bị cầm tù. Ít lâu sau nhà cầm quyền thả họ ra và thành lập Ủy Ban Điều Tra Salomon. Gandhi quyết định trở về Ấn Độ. Sau khi nhận những tặng vật chia tay, Mahatma Gandhi rời bỏ Nam Phi tháng 7.1914. Ở Anh Quốc, trên đường về nhà, thì Đại Chiến bùng nổ. Gandhi giúp lập một đội Chí Nguyện Quân. Tháng 12, Gandhi và vợ là Kastruba vượt biển về Ấn Độ, trong y phục truyền thống đơn giản.

HÀNH ĐỘNG ĐẤU TRANH TẠI QUÊ NHÀ

Con người ở Nam Phi đã dũng cảm đấu tranh, bằng con đường chống đối thụ động, vì danh dự của dân tộc mình và vì phẩm giá nhân loại, được tiếp đón như một anh hùng ở khắp nơi. Gandhi đi khắp từ bắc xuống nam, phần lớn trên các toa bạng ba chỉ dành cho người cùng khổ và tầng lớp paria. Cuộc thăm viếng Shantiniketan để gặp Gurudev, Robindranath Tagore giống như một cuộc hành hương. Ở Madras, Natesan mô tả Gandhi như hiện thân của lòng sùng mộ và sự khôn ngoan của Kastruba như là hoá thân của nhân đức người nữ. Tháng 5 năm 1915, Gandhi định cư tại Kochrab, gần Ahemadabad, ở đó ông thành lập Nhóm Đấu Tranh Thụ Đông. Ông được tặng nhiều huân huy chương vì những cống hiến trong thời chiến. Những hào nhoáng trang trí bên ngoài chẳng có mấy ý nghĩa đối với Gandhi. Ở Banaras, ông trách cứ các vị vương tử về sự loè loẹt xa xỉ của họ. Ở Allahabad, ông tuyên bố rằng tiến bộ vật chất không xứng đáng nếu thiếu đạo đức. Năm 1917, dịch bệnh bùng phát ở Kochrab, Gandhi chuyển tới Sabarmati Hriday và ở lại đó.

Lúc bấy giờ, Lokmanya Tilak độc chiếm chính trường Ấn-độ. Nhưng năm 1918, Gandhi nổi lên trong Ban Lãnh Đạo Quốc Gia qua đường lối đấu tranh thụ động, để đòi miễn giảm thuế thu nhập đất đai cho Quận Kheda đang bị đói kém. Trong những buổi tụ họp cầu nguyện dưới một cái cây, ông kêu gọi giữ trật tự kỷ luật và phải quan tâm tới bổn phận, chứ không chỉ đơn thuần cứ đòi hỏi quyền lợi.

Đại Thế Chiến chấm dứt vẫn không mang lại cho Ấn Độ tự do, mà chỉ thấy đàn áp nhiều hơn. Gandhi kêu gọi đình công bãi thị toàn quốc để phản đối Dự Luật Rowlatt năm 1919. Ông rao giảng đường lối đấu tranh thụ động trong các đền thờ và nơi các bãi biển; trấn an những người nổi loạn ở Bombay và Ahmedabad; nhưng Jallianwada ở Bang Punjab phải chứng kiến một cuộc tàn sát đẫm máu chưa từng có. Dân chúng tập trung hàng ngàn để phản đối chính sách đàn áp của nhà cầm quyền. Để ”làm gương”, chính quyền đã ra lệnh cho lính bắn vào đám đông không vũ trang. Hàng trăm người bị giết chết. Tiếp đến là thiết quân luật và khủng bố. Bị chấn động sâu xa, Gandhi trả tất cả các huân huy chương chiến tranh và quyết định bất hợp tác với một nhà cầm quyền đầy xấu xa. Đảng Quốc Đại ở Calcutta tán thành đường lối bất cộng tác: tẩy chay các toà án, những trường công lập và hàng hoá nước ngoài. Gandhi thấy đó như là cách độc nhất cho bạo lực khôi phục của các Khalifats và những sai trái ở bang Punjab.

Sự thành lập Gujarat Vidyapith tháng 11.1920 là một biểu hiện sự thức dậy của đất nước. “Cuộc Vận Động Tự Trị trong một năm” là khẩu hiệu tuyên truyền của Gandhi. Các lãnh tụ của nhiều phe phái kéo đến với ông, như ở Madras, nhưng ít ai tin tưởng rằng Cuộc Vận Động Tự Trị ( swaraj ) có thể đạt được mau chóng như thế. Dân chúng đứng lên theo lời kêu gọi của Gandhi và quyên góp 10 triệu roupi cho Quỹ Tưởng Niệm Tilak chết ngày 1.8.1920. Một năm sau, một lửa mừng ngoạn mục đốt các loại vải ngoại đã mở ra kỷ nguyên Phong Trào Bài Trừ Hàng Ngoại ( swadeshi ). Thế nhưng đến năm 1922, phong trào đấu tranh khựng lại: tiếp theo sau vụ bạo động ở Chauri Chaura, Gandhi đã quyết định tạm đình chỉ bất bạo động. Bị bắt vì những bài viết nổi loạn vì đất nước Ấn Độ trẻ và bị xét xử ngày 18.3, Gandhi bị tuyên án 6 năm tù, nhưng một cuộc giải phẫu viêm ruột thừa sớm mang lại sự phóng thích khỏi nhà tù Yarawada.

Năm 1924 lại thấy Gandhi một lần nữa điều khiển hội nghị tại Belaum. Tháng 9 năm 1924, Gandhi tự đề ra cho mình cuộc ăn chay kéo dài 21 ngày để chấm dứt tình trạng căng thẳng giữa người Ấn Giáo và người Hồi Giáo, một cử chỉ tôn giáo dạy ông yêu thương mọi người ngang nhau. Nó đã khôi phục hoà bình trong đất nước đang bị xáo trộn nặng nề, nối kết tất cả các lãnh tụ lại với nhau. cho những con tim gội sạch hận thù. Nó dẫn đến sự ngưng chiến giữa các tôn giáo. Năm 1925 là một năm bất hạnh: C.R. Das, vị lãnh đạo khối tán thành tự trị, qua đời vào tháng 6 ở Darjeeling, nơi mà Gandhi vừa mới đến thăm mấy ngày với ông ta. Chuỗi ngày đó xích họ lại gần nhau hơn, giữa Mahatma rao giảng sự bất hợp tác, với vị vương-ôn đã chiến đấu với nhà cầm quyền và các hội đồng thành phố. Buồn phiền trước cái chết của ông này, Gandhi đã viết một bài phúng điếu cảm động trong ánh lửa rực sáng của giàn hoả táng.

MỘT LÃNH TỤ ĐI XE ĐẠP

Những năm 1925 – 1928 cho thấy hai cái mốc trong sự lãnh đạo của Gandhi: sự đấu tranh bất bạo động ở Vaikom cho những người tiện dân cùng đinh được sử dụng các con đường nơi các đền thờ và sự thành lập Liên Đoàn Người Quay Tơ Toàn Ấn. Phần còn lại, vũ đài được chiếm lĩnh bởi ba nhân vật: Lajpat Ray, bị tuẫn đạo trong thời kỳ tẩy chay của Ủy Ban Simon, vị anh hùng của Nhóm đấu tranh thụ động Bardoli; Motilal Nehru, tác giả của Bản Phúc Trình Hiến Pháp; và Jawaharlal, con người nổi tiếng với quyết định “Hoàn Toàn Độc Lập” ở Hội Nghị Calcutta. Và như thế bánh xe thời gian mở ra. Việc Gandhi sử dụng xe đạp như một việc làm nhằm đến đúng giờ khi họp mặt, đã chỉ ra những quảng đường dài mà ông sẵn sàng vượt qua. Và người bạn đồng hành bất biến của ông, cái bánh xe quay tròn, đối với ông bất cứ nơi đâu muốn đi, như một công cụ làm quay tròn số phận của đất nước và tượng trưng cho sự hoà nhập của ông với người nghèo.

Năm 1929 – 1930 là “năm hồng phúc”. Gandhi đã quy tụ được các lực lượng để tấn công vào thành trì nhà đương quyền. ”Muối Đấu Tranh Thụ Động” không còn đơn thuần là một lời phản kháng chống lại việc đánh thuế đồ ăn thương ngày của người nghèo, hoặc sự bất tuân đối với việc hạ giá muối. Trong mắt của Gandhi, đó là “một cuộc chiến hoặc quyền lợi chống lại sức mạnh”. Trước sự kinh ngạc của cả thế giới, “Cuộc Diễu Hành Dandi” đã trở thành “phát súng đầu tiên” trong trận chiến có một không hai này. So với cuộc diễu hành 200 dặm năm 1913 mà Gandhi đã thực hiện ở Nam Phi, thì nhóm được chọn lựa này là nhỏ. Ông đã gửi đến vị phó vương Irwin một “tối hậu thư” trước khi bắt tay vào phong trào chống thuế và chống luật pháp. Gandhi đã “uốn gối” để “xin bánh nhưng lại chỉ nhận được hòn đá”.

LẠI BỊ BẮT GIỮ RỒI ĐƯỢC THẢ

Trong đêm ngày 5.5.1930, nhà cầm quyền cho người lẻn vào bắt giữ Gadhi. Ấn Độ trở thành một ngọn lửa. Đấu tranh thụ động, đình công, dựng rào ngăn các công xưởng, tẩy chay hàng nước ngoài và chiến dịch vận động bãi bỏ thuế. Hàng vạn người bị bỏ tù. Hàng ngàn người phải chịu tàn tật, hàng trăm người chết vì bị đánh đập tàn nhẫn hoặc bị bắn. Sapru, Jaykar giúp dẫn đến sự ngưng bắn. Gandhi được thả ngày 25.6.1931. Trong thời gian ở lại Bombay, ông hội ý với các cộng sự, ông muốn hoà bình nhưng phải trong danh dự.

Bị lôi kéo vào cuộc đấu tranh chính trị, phần lớn dưới ảnh hưởng của Gandhi, Motilal và Jawaharlal chiếm trung tâm vũ đài. Ở Allahbad, họ chủ tọa và nói chuyện với hội nghị, gặp gỡ những thủ lĩnh như Kripalani, Tandon, Malavi. Khi Motilal từ trần vào tháng 2 năm 1931, Gandhi cảm thấy còn hơn bị “goá bụa”. Jawaharlal được thừa hưởng một gia tài lớn lao. Đại Hội Đảng họp tháng ba ở Karachi, đã chấp thuận một quyết định do Jawaharlal đề ra và được vị Hãn ( Khan ) xứ Badshan ủng hộ, xác nhận Hoà Ước Gandhi-Irwin. Điều đó tái khẳng định lập trường của cuộc “vận động đòi tự trị”, cho phép Gandhi đại diện ở Hội Nghị Bàn Tròn lần thứ hai tổ chức tại Luân-đôn. Hội nghị cũng tán dương gương can trường của Bhagat Singh và các cộng sự của ông đã hy sinh mạng sống vì tổ quốc.

CON NGƯỜI CỦA MỌI NGƯỜI

Tới London ngày 12 tháng 9, Gandhi và đoàn đi đến vùng Cực Đông, khu phố của những thợ mỏ than nghèo khổ gồm các lao động chân tay, sống giữa Kingsley Hall, mà bà chủ nhà người Anh tên là Muriel Lester, thu xếp cho. Scotland Yard ( cơ quan mật vụ Anh ) đã cung cấp hai thám tử hàng đầu để bảo vệ cho Gandhi, nhưng ông không cần ai cả. Ở bất cứ nơi đâu Mahatma tới, trẻ em và phụ nữ, những người bình dân và tầng lớp đa tạp, vây quanh ông, như cách gọi của vua hề Charles Chaplin ( Charlot ), người mà Gandhi đã làm cho cười. Gandhi gặp gỡ rất nhiều nhóm trí thức, những nhà hoạt động xã hội và sinh viên, nói chuyện với nhiều cuộc hội họp. Ông đi thăm những khu nhà thợ mỏ và những trẻ em ở khu vực cực đông London này đã mừng sinh nhật của Gandhi với nến và bánh ngọt.

Các lãnh tụ thuộc mọi trường phái và đường hướng xã hội, chính trị, tôn giáo, đã thảo luận với ông về Ấn Độ, ví dụ: “Chủ Tịch Đỏ” ở Canterburry, tiến sĩ Hewlett Johnson. Gandhi đi thăm các xí nghiệp cán bông ở Lancashire, đã bị thiệt hại nặng nề do việc tẩy chay hàng ngoại và thấy nhà máy ngưng nghỉ, công nhân thất nghiệp, phụ nữ lầm than. Nhưng khi Gandhi nói chuyện với họ, giải thích cho họ về hoàn cảnh tuyệt vọng của nông dân Ấn Độ, thì họ cảm thông với ông. Và giữa tất cả những gặp gỡ, kêu gọi này, Gandhi chú trọng đến công việc chính yếu của mình: Hội Nghị Bàn Tròn. Ông biện hộ một cách nhiệt tình với các nhà lãnh đạo Anh, để họ cho đất nước Ấn Độ sự tự do, tránh cảnh ở ngã ba đường… Nhưng họ đã không chịu nghe lời ông và ông rời nước Anh trắng tay. Trên đường về, tại Villeneuve, Thụy Sĩ, Gandhi đã gặp Romain Rollands, nhà văn người Pháp.

Năm 1932, trở lại Ấn Độ, Gandhi nhìn thấy quyền hành và sắc lệnh của Willingdon ở khắp nơi: những đồng sự gần gũi nhất của ông bị bắt giam. Chẳng bao lâu, chính ông cũng bị bắt giam ở Nhà Tù Yeravada, mãi đến tháng 5 năm 1933 mới được thả ra, sau hai lần tuyệt thực phản đối. Tháng 9, ông lại tổ chức cuộc diễu hành xuyên An, khởi đầu từ Nagpay, để đấu tranh đòi bãi bỏ nông nô. Năm 1935, Borsad và những thị trấn khác ở Gujrat bị nạn dịch. Với Patel và những phụ tá trung thành khác, Gandhi đã thăm viếng họ, nhấn mạnh đến việc giữ vệ sinh và tránh tiếp xúc với chuột.

NIỀM TIN CHO HẬU THẾ

Làng Segaon gần Wardha nơi Gandhi định cư, được làm cho trở thành Sevagram, làng phục vụ. Ngôi lều bằng đất trét đơn sơ của ông trở nên một điểm quy tụ. Sự hiện diện nhân từ của ông là một phước lành. Tháng 10 năm 1936, Gandhi đi Banaras, nhưng trong một hạng toa khác biệt của cuộc hành hương. Gandhi đã gặp Madan Mohan Malaviya, người sáng lập Đại Học Hindu, ngôi đền của tri thức. Nhưng Gandhi đã khánh thành nơi đó như là một ngôi đền của yêu thương. Để lưu truyền niềm tin của ông cho hậu thế, ông đã trồng một cây xoài.

Với Gandhi, đất nước Ấn Độ thực sự chính là một Ấn Độ thuần nông. Biến cố năm 1936 là Hội Nghị Faizpur trong khung cảnh của ngôi làng, khởi đầu cách làm cho sau này. Nandlal Bose ở Shantiniketan đã vất vả để mô tả lại văn hoá nông nghiệp. Năm 1937 mở cho Gandhi một cuộc hành hương khác, chuyến này đi về phía Nam. Quốc Đại nắm chính quyền ở bảy tỉnh, bác bỏ việc thành lập liên bang, đòi hỏi một hội đồng lập hiến. Qua “Harijan”, Gandhi là người phát ngôn cho kỷ nguyên mới. Tháng 10 năm 1937, Gandhi đề ra quan điểm của ông về một nền giáo dục mới.

Sức khoẻ yếu kém đã buộc Gandhi phải nghỉ ngơi tại bãi biển Juhu, nhưng khi trở lại Sevagram vào tháng 1 năm 1938, các hoạt động chính trị lại đeo bám ông. Ở tỉnh biên giới, Gandhi thấy ở các buổi họp cầu nguyện và ở những buổi tập trung khác, một kỷ luật hoàn hảo, sự phục tùng kỷ luật, nhân đức im lặng. Điều đó tái khẳng định niềm tin của Gandhi vào bất bạo động.

Năm 1939, Gandhi phải đối mặt với một thử thách nẩy lửa: người cai trị chuyên quyền ở Rajkot. Ông này đã không giữ lời hứa với dân chúng trong việc cải tổ hiến pháp. Sau những cuộc đàm phán không kết quả, Gandhi dùng đến tuyệt thực, chỉ ngưng lại khi phó vương can thiệp do nhận thấy sự xúc động toàn quốc, đòi Toà Án Tối Cao Ấn Độ xét xử. Trước Đại Hội ở Tripuri, Gandhi bận rộn trong việc tranh luận ở Dehli với những thành viên của Ủy Ban Lao Động, Jawarkarlal Nerhu, người cố vấn tín cẩn của Gandhi trong các vấn đề quốc tế. Đoàn đại biểu Ai Cập tham dự Đại Hội đã đến thăm Gandhi và bảo đảm về tình hữu nghị trong cuộc đấu tranh dành độc lập. Đại Hội tổ chức ở Tripuri vào tháng 3 năm 1939 mà không có Gandhi, vì Ong đang dưỡng sức sau cuộc tuyệt thực. Vào tháng 4, ông gặp gỡ rất nhiều lần với vị phó vương về vấn đề quốc gia.

TRƯỚC THẢM HỌA THẾ CHIẾN THỨ HAI

Gandhi được tặng thưởng Rajkot ngày 4.4.1939. Vị phó vương bảo đảm với Gandhi sẽ thi hành đầy đủ. Nhưng ông thấy các khó khăn ở phía trước. Ông từ chối tặng thưởng Rajkot, vì ngửi thấy sự áp bức xấu xa. Bài nói chuyện của ông trước Hội Nghị các Nữ Trí Thức ở Bombay là sự yên tĩnh báo hiệu phong ba bão tố, Tháng 8.1939, thấy mây đen chiến tranh thế giới, Ủy Ban Lao Động tuyên bố chống lại chiến tranh đế quốc.

Tháng 2 năm 1940, sau những cuộc đàm phán không kết quả với phó vương, thấy hố ngăn cách giữa nước Anh và nuớc Ấn Độ dân tộc chủ nghĩa càng rộng ra, trong thời gian thăm viếng Santiniketan, Gandhi cam kết ủng hộ tác phẩm thật sự có tầm vóc quốc tế của Tagore, Vishva Bharati, ”con thuyền chở kho tàng tốt nhất của đời ông”. Tháng 12 năm 1940, Gandhi xuất bản một cuốn sách nhỏ dày 25 trang, tựa đề “Chương trình xây dựng: Ý nghĩa và vị trí của nó”, nhằm dành được nền độc lập bằng bất bạo động, một tài liệu năng nổ và bao quát mọi vấn đề quan trọng của đời sống xã hội và kinh tế của đất nước.

Tại cuộc họp ở Bardoli, Ủy Ban Lao Động đã miễn trừ cho ông khỏi công việc lãnh đạo, để ông tự do lo cho công việc xây dựng và phản chiến. Tháng 3 năm 1942, Cripps đến Ấn Độ lập lại lời hứa sẽ để cho một hiến pháp thành hình sau chiến tranh. Thực ra là chỉ vì sợ thảm họa ở Á Châu, sau việc quân Nhật xuất hiện trên vũ trường. Gandhi mô tả lời mời chào như là một tấm ngân phiếu quá hạn và kêu gọi người Anh rút ngay khỏi các vùng chiếm đóng ở Á Châu và Phi Châu, ít ra là rút ngay khỏi Ấn Độ. Nói cách khác: ”Hãy rời bỏ Ấn Độ”.

NƯỚC ẤN CỦA NGƯỜI ẤN

Gandhi thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch và Tổng Thống Roosevelt xem xét sự thật đàng sau lời kêu gọi của ông ”Hãy rời bỏ Ấn-độ” gửi người Anh. Vào tuần đầu tiên của Tháng 8, ông chuẩn bị nghị quyết lịch sử “Hãy rời bỏ Ấn-độ” tại Hội Nghị Bombay: ”Nền tự do của Ấn Độ phải là biểu tượng và là khúc dạo đầu của tất cả các quốc gia Á Châu khác…” Patel, Azad, Nehru phụ họa sự ủng hộ hùng biện vào lời yêu cầu. Câu trả lời của chính quyền cho lời kêu gọi “Hành động hay là chết” của Gandhi, là đàn áp dã man, bắt bớ các lãnh tụ, chiến sĩ và thường dân. Ấn Độ bị mất lãnh đạo, bị kéo theo một mục đích không đoán biết, đáp lại bạo lực có tổ chức của người Anh bằng việc từ chối hợp tác và phá hoại đường sắt, giao thông… Nhưng chính-quyền càng mạnh tay đàn áp hơn.

Bà Kasturba, phu nhân của Gandhi, qua đời ngày 22.2.1944, tại lâu đài Aga, nơi về sau sẽ còn hơn cả một nhà tù: nó trở thành điểm hành hương. Bà là hình ảnh quý phái nhất trong giới phụ nữ Ấn Độ: đơn sơ, tằn tiện, thẳng thắn. Gandhi thương tiếc việc mất một người bạn đồng hành lâu năm, đã chia sẽ với ông trong mọi cuộc chiến, nhưng luôn chỉ ở phía sau ông như một chiếc bóng.

Gandhi tiếp tục tố giác sự tàn bạo của chính quyền và quyết định thuyệt thực 21 ngày. Được thả ra, ông nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ ở Juhu, không ngừng tổ chức những gặp gỡ cầu nguyện. Gandhi gặp các đồng sự ở Hội Nghị Ủy Ban Lao Động vào tháng 6 năm 1945, nhưng cuộc họp bất thành. Ông đi khắp vùng Bengal, thăm Shantiniketan để thành lập Bệnh Viện Tưởng Nhớ Deenabandhu. Đất nước đã trải qua nạn đói ở Bengal. Đảng Lao Động cầm quyền ở Anh gửi một phái bộ tới Ấn Độ, để thảo luận về sự chuyển giao quyền lực. Những cuộc đàm phán và nghị sự được tổ chức, nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Cuối cùng, phái bộ chính phủ thông báo kế hoạch riêng của họ, định ra một ngày để chuyển giao quyền lực. Đại Hội chấp thuận chính phủ lâm thời; Liên Minh Hồi Giáo bị gạt ra ngoài. Lập tức Liên Minh Hồi Giáo tuyên bố “hành động trực tiếp” và những cuộc xung đột diễn ra đã làm cho ở Calcutta máu chảy thành suối. Gandhi cố gắng hết sức để lập lại trật tự: Ông đi từ làng này sang làng khác trong sứ mệnh hoà bình.

CÁI GIÁ MÁU CHO ĐỘC LẬP

Tháng 8 năm 1947, Gandhi bị thôi thúc đi thăm Noakhali trước ngày Độc Lập. Nhưng Gandhi nán lại ở Calcutta để làm dịu những cơn phẫn nộ. Ông tổ chức nhiều cuộc đàm phán với Suhrawardy và những người khá, để mang hoà bình đến cho thành phố đang bị xâu xé. Cuối cùng lá cờ ba màu cũng tung bay trên Pháo Đài Đỏ ( Red Fort ) như Netaji Chandra Bose đã một lần hoạch định. Nhưng đất nước đã nhận lấy và để lại một di sản là sự căm thù, sự cay đắng và những mối thù truyền kiếp do sự chia cắt, mà chẳng bao lâu nữa sẽ bùng lên dưới hình thức khác.

Bên cạnh đó, vấn đề người tị nạn bao gồm hàng triệu người đã làm lu mờ mọi vấn đề khác. Gandhi đã đi thăm các bang Jamu và Kashmir vào tháng 8 năm 1947. Sự hoà hợp các nhóm chủng tộc và tôn giáo phổ biến ở đó và Gandhi tin rằng nó sẽ là bài học cho toàn thể đất nước Ấn Độ. Song chẳng bao lâu, mảnh đất đầy hứa hẹn này cũng chìm trong dầu sôi lửa bỏng, bị những toán cướp xâm lăng từ biên giới, bị Pakistan xúi giục và cầm đầu. Kashmir tán thành Ấn Độ và Ấn Độ chắc chắn bảo vệ nó. Sự điên cuồng các nhóm chủng tộc và tôn giáo cũng bao trùm thủ đô Ấn Độ và có lúc tình trạng hỗn loạn hoàn toàn đã lan khắp.

Gandhi thấy ông chẳng còn chọn lựa nào hơn là sử dụng đến vũ khí cuối cùng trong kho vũ khí của đấu tranh bất bạo động. Ông cam đoan sẽ tuyệt thực cho đến khi nào tình hữu nghị giữa các nhóm chủng tộc và tôn giáo được tái lập. Điều đó khuấy động lương tâm của các nhóm và các thủ lĩnh đã ngồi lại với nhau và cam kết sẽ giữ sự hoà hợp giữa các chủng tộc và tôn giáo.

Tuân theo đề nghị của Gandhi, Ấn Độ đã tặng 55 chi phiếu 10 triệu đồng cho Pakistan, nhưng Pakistan đã từ chối sự giúp đỡ. Điều đó và cả sự quan tâm của Gandhi đối với thiều số người Hồi Giáo, đã khích động sự căm thù quá khích của một số người Hindu. Trong một buổi cầu nguyện ban chiều, ngày 20 tháng 1, một trái bom đã nổ, làm hư hại một bức tường. Tên tình nghi là sát nhân đã bị bắt giữ, nhưng lại được thả theo lời khẩn nài tha thứ của Gandhi. Gandhi không muốn có mất cứ biện pháp an ninh nào quanh vùng hoặc nơi ông cầu nguyện.

NGÀY ĐỊNH MỆNH CHO MỘT VĨ NHÂN

Ngày 30.1.1948, khi tiếng chuông chiều của đền thờ và tiếng gọi cầu nguyện của đạo Hồi vang lên, Bapu đi về phía bãi đất cầu nguyện. Một người đàn ông bước tới, ra vẻ phục tùng. Gandhi chào hắn ta. Ba phát súng đã nổ. Bapu ngã gục, miệng vẫn tươi cười và câu: “Chào Rey” trên môi. Họ đem ông vào nhà. Anh sáng dẫn dắt Ấn Độ nhiều thập niên qua, đã tắt.

Nerhu thông báo tin dữ. Một sự ảm đạm còn tối tăm hơn cả bóng đêm rơi xuống thế giới. Liên Hiệp Quốc để cờ rủ. Hàng triệu đám đông đàn ông, đàn bà và trẻ em khóc thương. Đối với tất cả bọn họ, Người là Bapu, người cha. Người ta đã làm lễ hoả táng cho ông, gom tro và bỏ đầy các bình, rồi đem đi rước. Sau đó Jawaharlal Nehru, người sẽ nối nghiệp chính trị của ông, đã rải tất cả tro trên sông Triveni, một hợp lưu của Sông Gange, sông Yamuan và sông Saraswati.

Mọi người dân Ấn Độ đều tôn kính và gọi Gandhi là Người Cha của Quốc Gia Ấn Độ. Nhưng đối với tất cả moị người trên thế giới, bất luận thuộc chính kiến hay tôn giáo nào, cũng đều thán phục tư cách đạo đức, lòng quảng đại, tha thứ, yêu thương và sự khôn ngoan của Mahatma Gandhi. Liên Hiệp Quốc cũng như những sử gia trên toàn thế giới, đều công nhận GANDHI LÀ NHÂN VẬT CỦA THIÊN NIÊN KỶ.

Trích từ Trang LLCVK số 33

Nếu Quý Vị thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này !

Gửi phản hồi

Người đăng tin

Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT

Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế