Thánh Nữ Têrêsa thành Lisieux nói:
“Đức Maria là Mẹ hơn là Nữ Vương”. Thế nhưng Đức Mẹ vẫn là Nữ Vương. Chính Tôn Danh Mẹ cho chúng ta biết điều đó. Khi đề cập Thánh Danh Đức Mẹ, Thánh Giêrônimô nói: “Chúng ta biết rằng tên Mary nghĩa là ‘Bà’ trong ngôn ngữ Syria”. Thánh Chrysôlôgô nói rõ ràng hơn: “Trong tiếng Do Thái, tên Maria nghĩa là Domina ( Bà ). Do đó, Thiên thần gọi Mẹ là ‘Bà’ để ngăn chặn sự sợ hãi nơi Đức Maria: tiếng nói của Tổng Thần Gabriel là lời đầu tiên tuyên bố vai trò quan trọng của Đức Mẹ”.
Từ thời sơ khai của Giáo Hội, các Kitô hữu Tây Phương và Đông Phương đều tôn xưng Đức Mẹ là Nữ Vương của họ. Qua nhiều thế kỷ, các họa sĩ Kitô giáo đã diễn tả lòng sùng kính này dành cho Đức Mẹ. Thật vậy, từ Công Đồng Êphêsô ( năm 431 ), Mẹ Maria đã được mô tả là Nữ Vương và Nữ Hoàng. Trong các tác phẩm nghệ thuật, Mẹ ngồi trên ngai được trang trí bằng các biểu tượng hoàng gia ( royal insignia ); xung quanh có các thiên thần và các Thánh, Chúa Cứu Thế đội vương miện chói lọi ( resplendent diadem ) cho Mẹ. Mẹ không chỉ cai quản trên mọi thụ tạo mà còn cả Satan nữa.
Với lòng sùng kính Đức Nữ Vương có cả một lịch sử lâu dài như vậy, chúng ta ngạc nhiên biết rằng lễ Đức Maria Trinh Vương có nguồn gốc gần đây. Đức Giáo Tông Piô XII đã thiết lập lễ này qua Tông thư “Ad Cæli Reginam” ( Đến Với Nữ Vương Thiên Đàng – Cæli cũng viết là Cœli ), ban hành tại Rôma ngày 11.10.1954. Trong đó, Đức Giáo Tông thúc giục các Kitô hữu vinh dự là con cái của Đấng có uy quyền, là Mẹ Thiên Chúa, và dạt dào yêu thương.
Tông thư này được ban hành vào thời điểm quan trọng. Chiến tranh lạnh tiếp tục bùng nổ, với các lạc thuyết của CS như gọng kìm sắt thép của Moscow trên những vùng đất của không thể tại Âu Châu. Đức Giáo Tông không quên các Kitô hữu bị tù vì chính trị và bị hành hạ vì trung thành với Thiên Chúa và Đức Mẹ:
Tại một số quốc gia, có những người bị đối xử bất công vì tuyên xưng niềm tin Kitô Giáo, và có những người bị tước mất tự do và nhân quyền; cho tới nay, các yêu cầu hợp lý và sự bảo vệ vẫn chưa được tôn trọng đúng mức.
Đức Giáo Tông Piô XII tiếp tục cho biết:
“Nguyện xin Nữ Vương các thụ tạo, Đấng có ánh mắt làm yên lặng giông tố và đem lại bầu trời trong xanh, ghé mắt thương xót nhìn đến con cái vô tội phải chịu khổ sở; nguyện xin Đức Trinh Nữ, Đấng khuất phục bạo lực, ban cho họ sớm được hưởng niềm vui của sự tự do đích thực để công khai giữ đạo, trong khi phục vụ vì Phúc Âm, xin cho họ cũng biết góp sức bằng cách cộng tác hài hòa theo sự phát triển đất nước, bằng cách thực hành các nhân đức để nêu gương sáng giữa những cơn bĩ cực cay đắng”.
Khi đối mặt với sự bách hại dữ dội và tàn bạo nhất đối với các Kitô hữu, Đức Giáo Tông Piô 12 đã cầu xin Đức Nữ Vương Thiên Đàng. Đầu thế kỷ XX, bách hại đã xảy ra từ Đông Phương. Và có những lời tung hô cổ xưa hơn từ Kitô Giáo Đông Phương: “Lạy Mẹ Thiên Chúa, hôm nay Mẹ được đưa về trời trên chiếc xe của Cherubim, Seraphim ở bên Mẹ và các Thiên Binh phủ phục trước Tôn Nhan Mẹ”.
Tháng 10 năm 1917, trong cuộc bạo động đẫm máu, những người Bolsheviks đã lên nắm quyền ở Moscow, và nước Nga thánh thiện không còn nữa. Cùng thời gian đó, tại làng Fatima hẻo lánh ở Bồ Đào Nha, ba trẻ chăn chiên đã được Đức Mẹ cho biết về một cuộc cách mạng khác sẽ chiến thắng.
Vài chục năm sau, vào năm 1980, ngày lễ vọng Đức Mẹ Lên Trời, tại xưởng đóng tàu Gdańsk ở Ba Lan, một số công nhân đình công vì sa thải một công nhân muốn thành lập nghiệp đoàn. Điều này dẫn đến việc thành lập nghiệp đoàn độc lập “Solidarity” (Tình Đoàn Kết). CS Ba Lan cũng tìm cách triệt tiêu nghiệp đoàn này và “khử” những người có liên quan; càng ngày càng có những mối đe dọa khủng khiếp của Xô Viết nếu điều đó không xảy ra. Nghiệp đoàn Solidarity vẫn đứng vững, và rồi chiếm ưu thế; về sau, quyền lực cộng sản Ba Lan dần dần suy yếu.
Một số người Tây phương lưu ý thấy rằng khi xưởng đóng tàu bị nhóm công nhân đình công chiếm giữ, CS gia tăng đàn áp, những người bị bao vây bên trong đã đặt một biểu tượng đức tin tại cổng của xưởng đóng tàu để xin ơn che chở: đó là tượng Đức Mẹ Częstochowa – là Nữ Vương và là Đấng Bảo Trợ Ba Lan.
Như điều tất yếu phải xảy ra, điều này không bao giờ là cuộc đấu tranh chính trị. Năm 1990, ngay hôm sau lễ Mẹ Vô Nhiễm, Lech Walesa trở thành tổng thống của một nước Ba Lan tự do – trên áo của ông có gắn hình Đức Mẹ Częstochowa.
Sau đó, các hệ lụy xảy ra tiếp theo như câu trả lời xác quyết đối với lời cầu nguyện của Đức Giáo Tông Piô XII, và cho thấy sự thật về Quyền Tối Thượng.
Ngày 22.8.1991, lễ Đức Maria Trinh Vương, một cuộc đảo chính chống cải cách bên trong Liên Bang Xô Viết bị sụp đổ. Sau đó, với mọi nỗ lực phục hồi Chủ Nghĩa CS, số phận của Đảng CS Xô Viết đã bị “niêm phong”.
Ngày 8.12.1991, lễ Mẹ Vô Nhiễm, người ta tuyên bố rằng Cộng Đồng Quốc Gia Độc Lập sẽ thay thế thực thể chính trị được gọi là Liên Bang Xô Viết ( USSR – the Union of Soviet Socialist Republics ).
Ngày 12.12.1991, lễ Đức Mẹ Guadalupe, Liên Bang Nga chính thức phê chuẩn Hiệp Ước Belavezha ( Belavezha Accords ) và phản đối Hiệp Ước Liên Minh ( Union Treaty ), làm cho Liên Bang Xô Viết xuất hiện năm 1922.
Ngày 25.12.1991, lễ Giáng Sinh, Xô Viết Tối Cao Nga ban hành đạo luật thay đổi tên chính thức của Nga – từ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Nga Xô ( Russian Soviet Federative Socialist Republic ) đổi thành Liên bang Nga ( Russian Federation ), chấm dứt mọi mối liên kết với CS. Và rồi lúc 7 giờ 32 chiều, lá cờ búa liềm bị hạ xuống tại điện Kremlin.
Ngày 1.1.1992, lễ Mẹ Thiên Chúa, Nga trở thành nước độc lập, một lần nữa lại cho tự do tôn giáo.
Sự cay đắng chấm dứt, Liên Bang Xô Viết Nga vô thần ( atheistic Soviet Union ) không còn nữa; và như vậy, cuộc cách mạng Bolshevik năm 1991 của Lenin, Trotsky, Stalin, với hàng triệu cái chết của những người vô tội, cũng đã qua.
Cuộc cách mạng thế giới liên quan Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ đã bắt đầu, và điều này đã được công bố tại Fatima vào năm 1917. Trong một dịp tới Bồ Đào Nha, Thánh Giáo Tông Gioan-Phaolô II đã đặt lên triều thiên của Đức Mẹ Fatima chính đầu đạn đã bắn vào ngài hồi năm 1983.
K.V. TURLEY,
bản dịch của TRẦM THIÊN THU
từ CatholicExchange.com